CHẦM KẼM VÌ VÁNG SỮA. Kêu gọi các thanh niên yêu Vật Lý vào chầm kẽm cùng.
- Ín
- Apr 10, 2023
- 6 min read
Vì hôm nay đau lưng + làm biếng nên mị bỏ việc. Mị khô máu farm đồ cho idol (Xiao, Zhongli, Albedo - if you know, you know), VÀ THẤT BẠI. Hết resources, mị ôm trái tim đau khổ đi dung nạp kiến thức về sữa vì mị thắc mắc vì sao có sữa đóng váng và có sữa không đóng váng. Nếu một hiện tượng lặp đi lặp lại chuẩn xác như vắt tranh thì không thể không có lý do được. Xong xuôi, mị còn “chầm kẽm” hơn nữa… Ôi cuộc đời thật sự là một vở kịch, ai diễn hay hơn và có tiền đầu tư sân khấu hơn mà thôi!!!
Bài học nhanh: Đi vô siêu thị mua sữa thì mua loại rẻ nhất, thời gian lưu trữ ngắn nhất sẽ là sữa “ngon”* nhất, tươi nhất, ít bị “đụng chạm” nhất.
*“Ngon” hay “vị giác” là khái niệm chủ quan và mang tính tương đối, và ảnh hưởng bởi sở thích. Đối với người có taste buds cao thâm hơn người, hay bọn con nít dưới 10 tuổi taste buds còn đầy ấp thì cảm nhận của nhóm này sẽ mạnh mẽ hơn người lớn trung bình tầm 2-3 lần. Với cùng một lượng muối, bọn trẻ con nhà bạn có thể cảm thấy mặn hơn bạn cảm thấy đó. Điều đó cũng phần nào lý giải vì sao các cô các dì các mẹ thường nấu ra món ăn mà chúng ta cảm thấy “đậm đà” hơn (không xét về yếu tố tâm lý).
(U là trời. Dòng chú thích * còn dài hơn dòng kết luận. Đủ biết mị depressed đến cỡ nào.)
Đến đây dừng được rồi các bạn, khum cần đọc tiếp đâu. Phần dưới dành cho những con người yêu thích sự trầm cảm và Vật Lý.
Ở đây chúng ta chỉ nói tới sữa bò nguyên kem nhé. Không nói đến skimmed milk vì cơ bản loại sữa này không có khả năng đóng váng. (Nếu skimmed milk của bạn bị đóng váng thì bạn bị lừa ròy.) Còn sữa hạt là một phạm trù khác. Chúng ta cũng không đi sâu và quá trình tạo phô mai hay yaua. Tại làm biếng lắm, với chủ yếu là lạc đề.
Để lý giải vì sao sữa đóng váng, rất đơn giản, vì đó là sữa nguyên kem (whole milk) chứa nhiều chất béo. Bất kỳ thứ gì nhẹ hơn nước hay chất lỏng chứa nó, thì sẽ nổi lên bề mặt. (Các phần tử yêu Vật Lý đổi chữ “nhẹ” thành “less dense” tự nhiên sẽ nhận ra chân lý.)
Ở đây dừng lại một chút. Trong quá trình đọc về mấy cái này mình vô tình đi ngang qua một shop bán sữa công thức em bé, và cái shop này lên án váng sữa kinh dị rồi phán rằng váng sữa tạo thành do vi khuẩn, ăn vào sẽ tạch. Tất nhiên mình không phải chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng là một nữ cường bàn phím, mình có thể đảm bảo trong rất rất nhiều websites và vô vàng post trên các forum uy tính khác mà mình đã đọc về váng sữa (milk cream hay milk scum), không có chỗ nào nói là việc tạo ra váng sữa là do vi khuẩn cả. Hoàn toàn do tác động của nhiệt (hầu hết là trong quá trình pasteurisation/tiệt trùng) và density của vật chất. Vậy nên, mình tạm kết luận vi khuẩn không đóng góp vào việc tạo váng sữa, hoặc nếu có thì rất ít. (Mà thay vì váng sữa, chúng sẽ tạo ra yaua!!!) Cái xong mình thấy người ta bán váng sữa đóng hộp. Ủa WTF?!? Sự tha hoá của xã hội tư bản. Sự thiếu kiến thức của đứa làm content. Sự vô nhân tính của đứa làm tiếp thị. (Mình làm marketing nên mình cảm thấy bị sỉ nhục vì những con sâu này.)
Đến đây, chúng ta đã biết vì sao sữa để lâu có váng. Và mình bộc bạch với các bạn là mình mê cái váng sữa này dữ thần luôn. Thế nhưng vì sao sữa nguyên kem trong siêu thị không đóng váng, hoặc chỉ một lớp rất mỏng so với sữa mua ở trang trại? Vì sao mình kết luận đi siêu thị chỉ nên mua sữa rẻ nhất? Hahaha. Seat belt vô các bạn, chúng ta còn đi tiếp.
Trước hết, nói một cách cô động xúc tích nhất về sữa quốc dân ở siêu thị:
Các bạn xem phần vạch vàng trong hình nhé. Đây là những quá trình cơ bản mà sữa “tươi” sẽ trải qua trước khi đến tay chúng ta.
Từ khi sữa được vắt tới khi sữa được xếp lên kệ bán, trung bình mất khoảng 2-3 tuần.
Nói chung, một số hãng sữa đã tự cảm thấy không nên cho chữ “fresh” vào sữa của mình nữa. Những sữa này đúng hơn nên được gọi là “processed milk” (sữa đã qua xử lý). Tất nhiên, ngành sữa chọn từ pasteurised milk (sữa tiệt trùng). Vì nghe cao sang hơn, và nó cũng không sai, lại còn an toàn về doanh thu và pháp lý.
Ở nơi mình đang sống và nhiều nước khác, chất bảo quản không được phép cho vào sữa thành phẩm. Nhưng người ta không nói là không được làm điều này trong quá trình tiệt trùng. Riêng Canada là nước có quy định về việc này chặt chẽ và rõ ràng nhất, nghiêm cấm mọi loại chất ở mọi quá trình.
Ngành sữa cần bắt buộc phải xử lý sữa vì họ cần mỗi đợt sữa bán ra đều có chất lượng và thông số dinh dưỡng đúng theo quy định của họ. Ví dụ, họ in bao bì sữa là 3.7% fat, nhưng sữa của họ đợt này chỉ có 3%. Họ sẽ đi tù mọt gông vì tội lừa đảo. Vậy nên họ cần tách chất béo trước (homogenisation) rồi sau đó lại thêm chất béo vào lại (standardisation). (Các bạn yêu Vật Lý, các bạn hãy tìm hiểu về 2 quá trình này để cùng “chầm kẽm” nào!)
Do từ trang trại đến kệ hàng mất nhiều thời gian như đã nói ở trên, lại thêm lý do không thể không xử lý sữa. Người tiêu dùng uống vào tạch thì ngành sữa cũng chẳng an yên.
Còn quá trình đổi màu sữa để đảm bảo sữa sẽ trắng nữa. Hầu hết sữa sẽ đổi màu xong trong khi tiệt trùng rồi, nhưng tiêu chuẩn đòi hỏi thì phải có cách giải quyết.
Đến đây hẳn các bạn cũng hiểu vì sao trong cùng một category thì nên chọn sữa có thời hạn sử dụng ngắn và giá bán rẻ hơn. Đơn giản là vì nó ít bị xử lý hơn, và khả năng là sữa từ bò đến bàn của bạn trong thời gian ngắn hơn. Việc đó dẫn đến chi phí thấp hơn. Vậy vì sao nó đóng váng ít, hoặc hoàn toàn không đóng váng mặt dù nó là nguyên kem? Các bạn yên tâm, các bạn không bị lừa đâu. Chỉ là sau khi qua quá trình homogenisation thì sữa gần như mất khả năng đóng váng mặc dù trong sữa đó có 3.7% chất béo. Cái này thiệt sự chầm kẽm và mợt mỏi nếu phải giải thích. Nó cần hiểu Vật Lý, kiến thức về phân tử abc, xyz, vũ trụ, ngôi sao, ngân hà, mặt trời, Nobita, và chim cánh cụt. (Hoặc ít nhất là với anh hùng bàn phím ngu dốt như mình thì nó khó tới mức đó.) Thử nghĩ mà xem, nếu thêm chất béo vào lại trong sữa không phải là quá trình đảo ngược của homogenisation, người ta đã không gọi nó là standardisation mà có lẽ sẽ là “de-homogenisation” hay gì đó tương tự.
Nếu đây là bài nộp cô giáo, mình sẽ làm tiếp về sữa trang trại (hay sữa trang trại trong siêu thị) và khả năng tạo milk creme (váng sữa) của nó. Nhưng tụ chung thì nó cũng là vì chất béo tự nhiên trong sữa như đã giải thích ở trên.
Bonus cho các bạn đã đọc đến đây: Khi bảo quản sữa trong tủ lạnh, nhắm chừng không uống hết được trong 3 ngày thì không nên để sữa ở cửa tủ lạnh. Vì vị trí cánh cửa là nơi nhiệt độ cao nhất và không đồng đều nhất. Khi người ta test nhiệt độ bảo quản, mọi thứ đều được diễn ra trong môi trường lý tưởng với biên nhiệt biến đổi ít nhất. Tưởng tượng nhà có con nít hay đói bụng, mỗi ngày mở cửa tủ lạnh 7749 lần. Haha. Cũng giống chúng ta mua nước ở cửa hàng tiện lợi, có khi muốn lấy chai phía trong vì nó lạnh hơn.
Nguồn: Chỗ này chỗ kia trên internet. Ban đầu mình viết bài này trên Facebook cá nhân nên không có lưu lại references. :(
Comments